ahoo125 Moderator
Giới tính : Tổng số bài gửi : 484 Kinh nghiệm - EXP : 28548 Được cảm ơn : 58 Sinh nhật : 18/09/1991 Ngày tham gia : 21/10/2009 Đến từ : Tân Phú - Đồng Nai Sở thích : IT Training - Dev JX Offline
| Tiêu đề: Dự thảo Chuẩn đầu ra Khoa Công nghệ thông tin 26/5/2012, 16:11 | |
| - Code:
-
CHUẨN ĐẦU RA Chuyên ngành: Mạng máy tính và truyền thông Bộ môn Mạng máy tính và truyền thông công bố mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học Mạng máy tính và truyền thông như sau: 1. Mục tiêu Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực chuyên sâu về mạng máy tính và truyền thông, đáp ứng các yêu cầu sau : · Có khả năng thiết kế hệ thống mạng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. · Có khả năng quản trị hệ thống mạng và dịch vụ, biết cách xử lý các sự cố phát sinh trong hệ thống mạng. · Am hiểu về các thiết bị phần cứng, các trang thiết bị mạng. · Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề và có khả năng tư duy logic tốt. · Có khả năng giao tiếp và đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành. · Biết cách tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý đáp ứng được yêu cầu làm việc với cường độ cao, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 2. Nội dung a. Tên chuyên ngành đào tạo Mạng máy tính và truyền thông (Computer Network and Communication - NC) b. Trình độ đào tạo Đại học c. Yêu cầu về kiến thức Về kiến thức chung và cơ bản:Sinh viên được trang bị kiến thức chung và cơ bản theo quy định chung của Trường Đại học Lạc Hồng cho các khối tự nhiên. Về kiến thức cơ sở ngành: · Những kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông như: cơ sở toán trong tin học, tư duy logic về lập trình và một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. · Những kiến thức hỗ trợ khác như: khái niệm về cơ sở dữ liệu, cách thức thiết kế một cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, mạng máy tính cơ bản, cách thức phát triển một ứng dụng trên máy tính. Về kiến thức chuyên ngành: · Những kiến thức chuyên sâu về mạng máy tính và truyền thông như: cách thức thiết kế một hệ thống mạng cho doanh nghiệp, an toàn và bảo mật của một hệ thống mạng; đánh giá và vận hành một hệ thống mạng cho doanh nghiệp có quy mô lớn. · Ngoài ra, sinh viên có thể phát triển một hệ thống đa phương tiện. d. Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng cứng: · Có khả năng thiết kế, cài đặt, bảo trì, quản lý và vận hành hệ thống mạng đảm bảo tính an toàn, bảo mật. DỰ THẢO · Sử dụng thành thạo các công cụ phục vụ thiết kế, đánh giá hoạt động hệ thống mạng máy tính. · Có khả năng xây dựng các chính sách an toàn và bảo mật hệ thống mạng cho các công ty. Kỹ năng mềm: · Có khả năng làm việc theo nhóm. · Sử dụng các phương tiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để trao đổi, quản lý, điều hành. · Trình độ Tiếng Anh tương đương chuẩn TOEIC 400 theo quy định chung của Nhà trường. e. Yêu cầu về thái độ · Có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. · Có kỷ luật lao động, tác phong chuyên nghiệp. · Luôn luôn học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. f. Vị trí làmviệc sau khi ra trường Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc với các vị trí sau đây: · Quản trị mạng ở các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước · Nhà cung cấp giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông · Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về mạng máy tính tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. g. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường · Học cao học để lấy bằng thạc sĩ. Nếu có công trình nghiên cứu có giá trị có thể trở thành nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo h. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo · Chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Networking Associate) hoặc các chứng chỉ CCNA Exploration của các học viện mạng CISCO. · Chứng chỉ MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer) - Code:
-
CHUẨN ĐẦU RA Chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính Bộ môn Kỹ thuật máy tính, Khoa Công nghệ thông tin công bố mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học Kỹ thuật máy tính như sau: 1. Mục tiêu Chương trình đào tạo đại học ngành Kỹ thuật máy tính hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật máy tính,đáp ứng các yêu cầu sau: · Sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình trên các thiết bị như Java, C/C++. · Có hiểu biết nhất định về điện tử, cơ điện tử và thiết bị giao tiếp với máy tính. · Có khả năng phát triển ứng dụng trên các thiết bị, xây dựng hệ thống nhúng cơ bản. · Am hiểu một số hệ điều hành trên một số thiết bị thông dụng khác. · Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề. · Có khả năng giao tiếp và đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành. · Biết cách tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý đáp ứng được yêu cầu làm việc với cường độ cao, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 2. Nội dung a. Tên chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật máy tính(Computer Engineering - CE) b. Trình độ đào tạo Đại học c. Yêu cầu về kiến thức Về kiến thức chung và cơ bản:Sinh viên được trang bị kiến thức chung và cơ bản theo quy định chung của Trường Đại học Lạc Hồng cho các khối tự nhiên. Về kiến thức cơ sở ngành: · Những kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông như: cơ sở toán trong tin học, tư duy logic về lập trình và một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. · Những kiến thức hỗ trợ khác như:khái niệm về cơ sở dữ liệu, cách thức thiết kế một cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, mạng máy tính cơ bản, cách thức phát triển một ứng dụng trên máy tính. · Những kiến thức nền tảng về điện, điện tử cơ bản, kiến thức về thiết kế số phục vụ cho việc thiết kế, phát triển hệ thống nhúng. Về kiến thức chuyên ngành: · Kiến thức chuyên sâu về lập trình giao tiếp thiết bị và lập trình ứng dụng trên các thiết bị di động. · Kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm nhúng. d. Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng cứng: · Phân tích, thiết kế, và xây dựng ứng dụng trên các loại thiết bị. · Xây dựng ứng dụng nhỏ và linh hoạt. Kỹ năng mềm: DỰ THẢO · Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. · Sử dụng các phương tiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để trao đổi, quản lý, điều hành. · Trình độ Tiếng Anh tương đương chuẩn TOEIC 400 theo quy định chung của Nhà trường. e. Yêu cầu về thái độ · Có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. · Có kỷ luật lao động, tác phong chuyên nghiệp. · Luôn luôn học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. f. Vị trí làmviệc sau khi ra trường Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc với các vị trí sau đây: · Lập trình viên để xây dựng ứng dụng giao tiếp giữa thiết bị và máy tính. · Nhà cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ điện tử, tự động hóa. · Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy những môn học liên quan đến kỹ thuật máy tính tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. g. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường · Có khả năng tự nghiên cứu, phát huy sáng tạo. · Học cao học để lấy bằng thạc sĩ. Nếu có công trình nghiên cứu có giá trị có thể trở thành nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo h. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo · Công văn số 2196/BGDĐT-GDDH ngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. · Chuẩn đầu ra ngành CNTT của một số trường đại học ở Việt Nam. · Chuẩn đầu ra cho các ngành kỹ thuật theo tiêu chuẩn ABET www.abet.org · Chuẩn đầu ra theo CDIO www.cdio.org · Chứng chỉ Oracle Java : OCP-Java SE5/6 (exam 1Z0-851, 1Z0-853) hoặc OCPJava SE7 (mã exam 1Z0-803, 1Z0-804), hoặc Oracle Java: OCP-Java ME 1 MAD · Chương trình đào tạo của chứng chỉ SW (Kỹ sư Thiết kế và Phát triển phần mềm theo chuẩn Nhật Bản). - Code:
-
CHUẨN ĐẦU RA Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm Bộ môn Kỹ thuật phần mềm, Khoa Công nghệ thông tin công bố mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học Kỹ thuật phần mềm như sau: 1. Mục tiêu Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực chuyên sâu về phát triển phần mềm, đáp ứng các yêu cầu sau: · Am hiểu một vài ngôn ngữ lập trình hiện đại và có khả năng tự nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình mới. · Phát triển các ứng dụng web hoặc các ứng dụng với giao diện khung cửa sổ (window). · Có kiến thức về một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng. · Am hiểu về những vấn đề liên quan đến công nghệ phần mềm. · Có khả năng quản trị các dự án công nghệ thông tin. · Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề. · Có khả năng giao tiếp và đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành. · Biết cách tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý đáp ứng được yêu cầu làm việc với cường độ cao, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 2. Nội dung a. Tên chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật phần mềm(Software Engineering - SE) b. Trình độ đào tạo Đại học c. Yêu cầu về kiến thức Về kiến thức chung và cơ bản: Sinh viên được trang bị kiến thức chung và cơ bản theo quy định chung của Trường Đại học Lạc Hồng cho các khối tự nhiên. Về kiến thức cơ sở ngành: · Những kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông như: cơ sở toán trong tin học, tư duy logic về lập trình và một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. · Những kiến thức hỗ trợ khác như:khái niệm về cơ sở dữ liệu, cách thức thiết kế một cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, mạng máy tính cơ bản, cách thức phát triển một ứng dụng trên máy tính. Về kiến thức chuyên ngành: · Những kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, quản trị dự án phần mềm. · Nắm vững công nghệ phần mềm nguồn mở để nhanh chóng triển khai dự án. · Ngoài ra, sinh viên có thể phát triển một hệ thống phần mềm chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. d. Yêu cầu về kỹ năng Kỹ năng cứng: · Có khả năng phân tích, thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện thực tế. DỰ THẢO · Có kỹ năng đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng phần mềm; kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng một cách hiệu quả. Kỹ năng mềm: · Có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng làm việc độc lập. · Sử dụng các phương tiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để trao đổi, quản lý, điều hành. · Trình độ Tiếng Anh tương đương chuẩn TOEIC 400 theo quy định chung của Nhà trường. e. Yêu cầu về thái độ · Có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. · Có kỷ luật lao động, tác phong chuyên nghiệp. · Luôn luôn học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. f. Vị trí làmviệc sau khi ra trường Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc với các vị trí sau đây: · Quản trị dự án công nghệ thông tin. · Lập trình viên, quản trị hệ thống công nghệ thông tin tại các công ty phát triển phần mềm, gia công phần mềm. · Nhà cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin. · Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về công nghệ phần mềm tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. g. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường · Học cao học để lấy bằng thạc sĩ. Nếu có công trình nghiên cứu có giá trị có thể trở thành nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo h. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo · Chương trình đào tạo của chứng chỉ MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist) về Windows applications hoặc web applications. · Chương trình đào tạo của chứng chỉ SW (Kỹ sư Thiết kế và Phát triển phần mềm theo chuẩn Nhật Bản - Code:
-
CHUẨN ĐẦU RA Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Bộ môn Hệ thống thông tin, Khoa Công nghệ thông tin công bố mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học Hệ thống thông tin như sau: 1. Mục tiêu Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Hệ thống thông tin hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực chuyên sâu về hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu sau: · Có khả năng thiết kế, xây dựng và quản trị các cơ sở dữ liệu. · Hiểu biết và sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế, xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu. · Nắm bắt được những hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng như SQL Server, Oracle. · Am hiểu các kỹ thuật khai phá dữ liệu. · Xây dựng được hệ thống thông tin bảo đảm tính an toàn. · Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề. · Có khả năng giao tiếp và đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành. · Biết cách tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý đáp ứng được yêu cầu làm việc với cường độ cao, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 2. Nội dung a. Tên chuyên ngành đào tạo Hệ thống thông tin(Information Systems - IS) b. Trình độ đào tạo Đại học c. Yêu cầu về kiến thức Về kiến thức chung và cơ bản:Sinh viên được trang bị kiến thức chung và cơ bản theo quy định chung của Trường Đại học Lạc Hồng cho các khối tự nhiên. Về kiến thức cơ sở ngành: · Những kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông như: cơ sở toán trong tin học, tư duy logic về lập trình và một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. · Những kiến thức hỗ trợ khác như: khái niệm về cơ sở dữ liệu, cách thức thiết kế một cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, mạng máy tính cơ bản, cách thức phát triển một ứng dụng trên máy tính. Về kiến thức chuyên ngành: · Kiến thức về sự an toàn và bảo mật của một hệ thống thông tin. · Kiến thức về việc tổ chức dữ liệu phục vụ cho việc truy cập. · Những kiến thức về việc xây dựng hệ thống thông tin và cách thức lấy thông tin, khai khoáng dữ liệu từ các hệ thống. d. Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng cứng: · Lập trình ứng dụng khai thác các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. · Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin bảo đảm an toàn. DỰ THẢO Kỹ năng mềm: · Có khả năng làm việc theo nhóm · Sử dụng các phương tiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để trao đổi, quản lý, điều hành. · Trình độ Tiếng Anh tương đương chuẩn TOEIC 400 theo quy định chung của Nhà trường. e. Yêu cầu về thái độ · Có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. · Có kỷ luật lao động, tác phong chuyên nghiệp. · Luôn luôn học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. f. Vị trí làmviệc sau khi ra trường Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc với các vị trí sau đây: · Lập trình viên để xây dựng ứng dụng trong quản lý, điều hành · Nhà cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. · Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy những môn học liên quan đến hệ thống thông tin tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. g. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường · Học cao học để lấy bằng thạc sĩ. Nếu có công trình nghiên cứu có giá trị có thể trở thành nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo h. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo · Chương trình đào tạo của chứng chỉ MCDBA (Microsoft Certified Database Administrator) · Chương trình đào tạo của chứng chỉ MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist) về Microsoft SQL Server · Chương trình đào tạo của chứng chỉ MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist) về Windows applications hoặc web applications Link cụ thể ở đây: - Code:
-
http://cs.lhu.edu.vn/?CID=209&NewsID=12824 | |
|